Làm sao để biết được sự nghiệp có đang đúng hướng
Đọc sách và báo chí liên quan tới lĩnh vực của mình cho bạn sự hiểu biết cần thiết để đứng vững trong cuộc cạnh tranh. Thêm nữa, hãy tìm kiếm những cơ hội học tập không chỉ bổ sung kĩ năng trong ngành mà có khả năng ứng dụng rộng như thuyết trình hay tin học.
Dưới đây là 8 điều các chuyên gia nghề nghiệp khuyên bạn nên làm để chắc chắn đi đúng hướng trên con đường sự nghiệp:
1
Luôn sẵn sàng cho quá trình tìm việc
Dù đang tìm việc hay đã có việc làm, bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin cho sơ yếu lí lịch của mình và điều chỉnh một cách thích hợp với từng vị trí bạn dự tuyển. Emily Bennington, đồng tác giả cuốn sách “Làm thế nào để phù hợp, nổi bật và tiến lên trong công việc thực sự đầu tiên của bạn?”, cho biết: “Hầu hết người tìm việc đều gửi một kiểu sơ yếu lí lịch tới nhiều công ty cho các vị trí khác nhau. Điều đó sẽ khó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bởi họ muốn nhận thấy điểm gì đó đặc biệt ở ứng viên phù hợp với tổ chức của họ. Do đó, hãy dành thêm chút thời gian để “chăm chút” cho sơ yếu lí lịch của mình hướng tới từng công ty, nó chứng tỏ bạn thực sự quan tâm và biết cách khiến mình nổi bật.”
Không chỉ sơ yếu lí lịch mà bạn còn phải luôn sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn xin việc. Lewis Lin, người thành lập một công ty tư vấn nghề nghiệp ở Seattle, Mĩ, lưu ý mọi người nên chuẩn bị kĩ lưỡng: “Những câu hỏi phỏng vấn phổ biến như “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?” hay “Lí do bạn nghỉ việc là gì?” tuy cũ nhưng nhiều ứng viên vẫn không trả lời trôi chảy. Hãy luyện tập câu trả lời và chuẩn bị một số câu chuyện thú vị để kể trong cuộc phỏng vấn”.
2
Hình thành và phát triển một thương hiệu của bản thân
Thương hiệu đó là điều mọi người nhớ tới bạn. Chuyên gia nghề nghiệp Liz Ryan nói bạn cần xây dựng một câu ngắn gọn mô tả bản thân một cách chuyên nghiệp. “Ví dụ, mọi người có thể nhớ tới bạn như một người biết tuyển chọn nhân viên xuất sắc hoặc một người giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả. Như vậy, danh tiếng của bạn sẽ ngày được nâng cao.”
3
Thường xuyên hỏi đánh giá của sếp về bạn
Yêu cầu phản hồi của người khác về bạn là việc cần làm. Julie Janse, nhà diễn thuyết, viết sách và hướng dẫn nghề nghiệp, nói rằng bạn nên tìm hiểu ý kiến của mọi người về bạn, nó sẽ giúp bạn nhận ra mặt tích cực cũng như hạn chế của bản thân. Bạn có thể chuẩn bị sẵn vài câu hỏi, hẹn gặp sếp 5 – 10 phút. Với đồng nghiệp cũng vậy. Hãy nhấn mạnh tới những điều họ muốn bạn cải thiện và xin lời khuyên, gợi ý từ họ.
4
Xuất hiện trên Internet một cách phù hợp và chuyên nghiệp
Ngày nay, Internet là kênh hữu dụng nhất với các nhà tuyển dụng để tìm hiểu về ứng viên. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn kiểm soát được những thông tin của mình trên đó. Trước tiên, hãy thực hiện một cuộc tìm kiếm bản thân trên Internet, xóa đi những thông tin không thích hợp. Sau đó, bạn có thể bắt đầu phát triển thương hiệu trực tuyến của mình bằng cách lập tài khoản trên Twitter, Facebook cũng như các mạng lưới xã hội khác và diễn đàn về lĩnh vực của bạn.
5
Xây dựng, duy trì và phát triển mạng lưới nghề nghiệp vững mạnh
“Hãy xây dựng quan hệ với đồng nghiệp ở địa phương của bạn, trên đất nước và toàn cầu”, nhà chiến lược của VocationVillage.com, tiến sĩ Janet Civitelli khuyên bạn. “Bạn có thể tham dự một cuộc hội thảo lớn trong lĩnh vực một hoặc 2 lần trong năm và các câu lạc bộ địa phương định kì. Xem xét tới khả năng đảm nhận vai trò lãnh đạo trong các hoạt động đó để mở rộng tầm nhìn. Ngoài ra, đừng quên giữ liên lạc với đồng nghiệp từng làm việc với bạn.”
6
Không ngừng học tập về lĩnh vực của mình
Đọc sách và báo chí liên quan tới lĩnh vực của mình cho bạn sự hiểu biết cần thiết để đứng vững trong cuộc cạnh tranh. Thêm nữa, hãy tìm kiếm những cơ hội học tập không chỉ bổ sung kĩ năng trong ngành mà có khả năng ứng dụng rộng như thuyết trình hay tin học.
7
Xác lập chiến lược phát triển sự nghiệp dài hạn
Những thay đổi với nhịp độ nhanh về kĩ thuật công nghề và xã hội có thể nhanh chóng tạo ra sự thay đổi nghề nghiệp. Mọi người cần đặt ra kế hoạch dài hạn và chuẩn bị cho sự thay đổi đột ngột bởi chúng có thể kết thúc sự nghiệp của mình. Hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho sự nghiệp của bạn như trong 2 năm tới bạn cần tích lũy thêm những kĩ năng gì? 5, 10 năm nữa bạn sẽ ở vị trí nào?…
8
Luôn tận hưởng công việc
Hầu hết chuyên gia đều đồng tình rằng nếu việc đi làm hàng ngày khiến bạn sợ hãi, mệt mỏi, sự nghiệp của bạn đang rơi vào bế tắc. Giải pháp cho tình trạng này có thể là tìm kiếm một sếp mới, một sự nghiệp mới hoặc thái độ mới. Nhưng trước tiên bạn cần tìm ra nguyên nhân của sự bế tắc
Leave a Reply