Những điều nên và không nên khi tìm việc qua Internet
Dù bạn có thể lập luận rằng việc đó là vô lý vì người ta không tuyển bạn chỉ bởi bạn không dùng đúng từ khóa trong khi năng lực có thừa, hầu hết các hệ thống hiện nay hoạt động như vậy, nó giúp nhà tuyển dụng quản lý lượng hồ sơ lớn được gửi tới.
Bạn có thể nhanh chóng tìm được công việc lý tưởng của mình nếu biết cách tận dụng thế giới internet một cách đúng đắn. Ngược lại, nếu ứng tuyển một cách bừa bãi hoặc chỉ sử dụng chế độ cài đặt mặc định của website, bạn sẽ lãng phí nhiều cơ hội tốt. Dưới đây là những điều nên và không nên khi tìm việc trực tuyến:
1
Nên tận dụng kết quả tìm kiếm thu hẹp
Chẳng hạn bạn muốn tìm việc trong lĩnh vực bán hàng – lĩnh vực với hàng nghìn kết quả tìm kiếm, bạn sẽ phải nhấp chuột liên tục và tìm kiếm vị trí phù hợp với mình. Để tránh vấn đề đau đầu này, hãy tận dụng chương trình tìm kiếm nâng cao và thu hẹp kết quả tìm kiếm.
Hầu hết các trang web tìm việc đều cho phép người dùng tìm kiếm chi tiết về thời gian đăng tuyển công việc, tên công ty, thành phố, lĩnh vực hoạt động, chức vị, mức lương, loại hình công việc: thực tập, toàn thời gian hay bán thời gian, thời vụ… Hãy tận dụng những tiện ích này để tìm việc sát với nhu cầu của bạn.
2
Không nên sử dụng một mẫu CV cho tất cả vị trí ứng tuyển
Không có 2 công ty hay 2 công việc nào giống nhau y hệt nhau dù hoạt động trong cùng lĩnh vực và kinh nghiệm làm việc đòi hỏi khác nhau với từng vị trí. Do đó, bạn cần điều chỉnh CV của mình theo từng lĩnh vực/ vị trí ứng tuyển.
Làm như vậy không để chứng tỏ bạn hoàn toàn phù hợp với công việc mà còn là việc cần thiết vì hầu hết công việc ứng tuyển online đều được đánh giá sơ bộ bởi hệ thống lọc tự động, hệ thống này sẽ tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong CV của bạn khớp với bản mô tả công việc. Dù bạn có thể lập luận rằng việc đó là vô lý vì người ta không tuyển bạn chỉ bởi bạn không dùng đúng từ khóa trong khi năng lực có thừa, hầu hết các hệ thống hiện nay hoạt động như vậy, nó giúp nhà tuyển dụng quản lý lượng hồ sơ lớn được gửi tới.
3
Nên xác định rõ những từ khóa quan trọng cần có trong CV
Như đã đề cập ở trên, hệ thống lọc tự động sẽ tìm kiếm những từ khóa nhà tuyển dụng cài đặt (là những từ khóa được ghi trong bản mô tả công việc) trong CV của ứng viên. Chẳng hạn, bản mô tả vị trí trợ lý hành chính có thể bao gồm “trả lời và kết nối tất cả các cuộc gọi đến với nhân viên nội bộ” hoặc “hỗ trợ cung cấp dữ liệu văn phòng cho nhân viên”. Khi ứng tuyển, bạn không chỉ có khả năng làm tốt những nhiệm vụ này mà cần phải nhớ bao gồm những từ khóa quan trọng đó trong CV của mình.
4
Không nên “spam” nhà tuyển dụng
Sau khi đã tùy chỉnh CV và ứng tuyển công việc phù hợp với điều kiện của mình, hãy thư giãn vì bạn đã làm đúng quá trình. Tuy nhiên, đừng hi vọng bạn sẽ nhận được phản hồi của nhà tuyển dụng vào ngày hôm sau, tuần sau hay thậm chí tháng sau. Cũng đừng vì không nhận được phản hồi mà gửi CV liên tục, “spam” nhà tuyển dụng.
Đây là quy trình tìm việc ngày nay. Hầu hết các công ty đều nhận được rất nhiều đơn ứng tuyển và họ không thể phản hồi lại cho từng ứng viên. Nếu bạn không nhận được tin tức gì, điều đó có nghĩa là CV của bạn không được hệ thống chọn lựa hoặc có người phù hợp hơn bạn đã được chọn.
Khi tiếp tục tìm kiếm và làm quen hơn với cách tìm việc online, bạn sẽ rút ra bài học cho mình về những điều nên và không nên làm. Tìm việc trực tuyến là công cụ hiệu quả cho cả người tìm việc lẫn nhà tuyển dụng và có thể dẫn tới những công việc tuyệt vời nếu bạn tập trung nỗ lực, đầu tư cho nó. Chúc bạn sẽ sớm tìm được việc ưng ý!
Leave a Reply