Phương pháp ghi điểm bằng CV

Nếu cảm thấy bạn có kinh nghiệm với những công việc tương tự, nhà tuyển dụng chẳng dại gì mà bỏ qua bạn.

1
Bỏ các đại từ nhân xưng

Những đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất như tôi, chúng tôi… là không cần thiết để đưa vào , bởi vì khi đọc đến, dù không có những đại từ này người ta cũng thừa hiểu bạn đang nói về mình. Vì thế, bạn hãy đọc lại và loại bỏ những từ này trong câu. Nếu như của bạn có chữa bất kỳ một đại từ nào, hãy mạnh dạn bỏ chúng đi và chịu khó đọc lại một lần, sửa lại các câu cho hoàn chỉnh.

2
Dùng động từ chỉ hành động

Đừng ngại kiểm tra lại phần mô tả kinh nghiệm công việc và bạn nên nhớ rằng, nên bắt đầu mỗi câu bằng một động từ chỉ hành động. Như thế, những việc bạn đã, đang và sẽ rất dễ hiểu đối với nhà tuyển dụng.

3
Viết câu ngắn gọn

Hãy xem lại thật kỹ các câu viết trong CV của mình và bỏ đi bất kỳ từ nào khiến cho câu văn rườm rà không cần thiết. Có thể đó là câu dùng quá nhiều liên từ hoặc sử dụng thừa từ, bạn hãy xem kỹ để có thể loại bỏ những yếu tố không cần thiết, cho câu văn ngắn gọn, súc tích.

4
Thể hiện nét riêng

Kiểm tra kỹ xem những đặc điểm, kỹ năng của bạn đã được mô tả đầy đủ và kỹ luỡng hay chưa bởi đây là những điểm quan trọng, giúp bạn nổi bật hơn so với các ứng viên khác.

5
Đánh giá thành tích và trách nhiệm

Thành tích bạn lập được, trách nhiệm của bạn đối với công việc được giao… luôn là những điều mà nhà tuyển dụng muốn biết. Bởi vậy, bạn hãy xem lại xem CV của bạn đã mô tả đúng và trúng những công việc bạn từng làm hay chưa, rồi hãy sắp xếp chúng theo trình tự thời gian từ hiện tại trở về trước.

6
Bỏ những thông tin không liên quan

Đọc kỹ CV để chắc chắn rằng, không có bất kỳ một thông tin nào không liên quan trực tiếp đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn vẫn còn hiện hữu trong CV. Bạn có thể đưa những thông tin ngoài luồng này xuống cuối CV hoặc bỏ hẳn chúng đi để có được một bản CV đưa được nhiều thông tin tốt hơn.

7
Phân đoạn

Đừng viết những đoạn kể lể hoặc mô tả quá dài dòng, thay vào đó, hãy cố gắng chia nhỏ và tách đoạn theo từng chủ đề phụ như trách nhiệm công việc, thành tích đạt được… để nhà tuyển dụng dễ theo dõi và hứng thú đọc hơn.

8
Kiểm tra thông tin

Hãy xem lại xem các thông tin trong CV đã đầy đủ, cụ thể hãy chưa. Bạn thử đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng, đặt ra các câu hỏi và tự trả lời để tạo một CV hoàn chỉnh.

9
Gắn kết với công ty

Dù bạn miêu tả kỹ năng cá nhân, những thành tích đạt được hay thách thức bạn phải trải qua, bạn cũng nên tìm những chi tiết gần với công việc ở công ty bạn muốn nộp hồ sơ. Nếu cảm thấy bạn có kinh nghiệm với những công việc tương tự, nhà tuyển dụng chẳng dại gì mà bỏ qua bạn.

10
Mạnh dạn đề xuất

CV không chỉ thể hiện những gì bạn đã làm, từng làm và đặt được mà thêm vào đó, bạn nên chủ động đưa ra những ý kiến đóng góp cho công ty. Nhưng nên nhớ, phần này nên nêu thật ngắn gọn, không lan man, dài dòng dễ mất nội dung, ý nghĩa của CV. Dù chỉ vài ba dòng ngắn gọn ở cuối CV nhưng nhà tuyển dụng cũng cảm thấy ấn tượng với bạn hơn nhiều so với các ứng viên khác.

11
Kiểm tra chính tả

Đừng bao giờ cẩu thả mà bỏ qua khâu kiểm tra ngữ pháp, dấu câu và lỗi chính tả trong CV. Nếu chỉ viết một lần mà không đọc lại, bạn rất dễ mắc phải những lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả ngớ ngẩn. Vì thế, hãy cố gắng đọc và sửa nhiều lần cho câu từ chính xác, dấu câu đúng chuẩn để không gây phản cảm với nhà tuyển dụng từ những lỗi nhỏ như thế này.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *