Bí quyết viết lý lịch xin việc cho các sinh viên mới ra trường
Nếu bạn có một số kinh nghiệm công việc liên quan, hãy sử dụng những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong thông báo tuyển, viết từ 3-6 dòng để cụ thể hóa khả năng thực hiện các yêu cầu đó của bạn.
1
Sử dụng địa chỉ email như một công cụ để thể hiện bản thân
Địa chỉ email của bạn thường là ấn tượng đầu tiên mà bạn tạo ra đối với nhà tuyển dụng. Một địa chỉ email tập trung vào tính chất công việc được xem như một tiêu đề để người nhận biết được là ai đang viết cho họ và cuộc trao đổi sẽ về vấn đề gì. Những địa chỉ email “ngớ ngẩn” thời còn đi học như binkypoo@yahoo.com và DDdoll@live.com có thể khiến bạn bị đánh giá thấp.
Vì thế, hãy tạo ra một địa chỉ email mang tính chuyên nghiệp hơn như: SystemAnalyst@hotmail.com. Trong trường hợp lựa chọn đầu tiên của bạn đã có người dùng, hãy bổ sung thêm thông tin có liên quan đến bạn, chẳng hạn SystemAnalyst_1990@hotmail.com.
2
Một vị trí công việc mục tiêu sẽ giúp bạn nổi bật hơn
Các chuyên gia nghề nghiệp khuyên sinh viên mới tốt nghiệp viết hồ sơ xin việc nên sử dụng một vị trí công việc mục tiêu cụ thể để hồ sơ của bạn dễ được phát hiện hơn, nhất là khi hồ sơ đó nằm trong một cơ sở dữ liệu khổng lồ trên mạng.
Việc nêu một vị trí mong muốn cũng giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tên của công việc mục tiêu xuất hiện trên đầu của hồ sơ, ngay sau thông tin liên lạc của bạn. Đó là tiêu đề cho toàn bộ văn bản, và khi bạn viết lý lịch xin việc, công việc mục tiêu sẽ khuyến khích bạn tập trung vào thông tin liên quan tới công việc đó.
3
Thay thế phần “Mục tiêu nghề nghiệp” (“Career Objective”) bằng “Tóm tắt hoạt động” (“Performance Summary”)
Hãy bỏ quan phần “Mục tiêu sự nghiệp” như trong các lý lịch truyền thống, vì không ai thực sự quan tâm xem bạn muốn đạt được điều gì trong sự nghiệp. Bạn đang ở trong một thế giới chuyên nghiệp, và mọi thứ luôn nhằm mục tiêu thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng. Sau khi nêu vị trí công việc mục tiêu cụ thể, hãy viết về “Tóm tắt hoạt động” với các kỹ năng mà bạn có liên quan tới nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Nếu bạn có một số kinh nghiệm công việc liên quan, hãy sử dụng những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng đưa ra trong thông báo tuyển, viết từ 3-6 dòng để cụ thể hóa khả năng thực hiện các yêu cầu đó của bạn.
Bằng cách đưa ra cách giải quyết nhu cầu cho nhà tuyển dụng ngay trên đầu, và sử dụng những từ mà họ đã dùng, bạn cho thấy bạn đang nắm bắt được công việc. Những từ khóa mà bạn sử dụng cũng sẽ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn trong cơ sở dữ liệu vô số hồ sơ khác, đồng thời gây được sự chú ý ngay khi nhà tuyển dụng đọc tới.
Nếu bạn không có kinh nghiệm công việc liên quan, hãy sử dụng những yêu cầu của nhà tuyển dụng, viết 3-6 dòng nói về mong muốn của bạn có được cơ hội để làm công việc này, và bằng cấp của bạn đã được chuẩn bị ra sao để làm công việc đó. Hãy tìm hiều thông tin từ các nhà chuyên nghiệp để hiểu rõ hơn về công việc để có thể viết thuyết phục hơn.
1. Sử dụng địa chỉ email như một công cụ để thể hiện bản thân
Công cụ tìm kiếm trên các trang tuyển dụng hoặc mạng xã hội thường đánh giá cao hơn những từ khóa được sử dụng nhiều hơn và đặt ở vị trí ở đầu một văn bản, hơn là những từ khóa ở cuối văn bản đó.
Phần “Kỹ năng nghề nghiệp” sau phần “Tóm tắt hoạt động” sẽ giúp hồ sơ của bạn dễ được nhà tuyển dụng tìm thấy hơn. Phần này được xem là thông tin quan trọng nhất, giúp hồ sơ của bạn trở nên nổi bật và dễ được phát hiện. Đồng thời, những gì bạn viết trong phần này cũng giúp thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng ý nghĩ và văn bản, hai kỹ năng nghề nghiệp rất quan trọng.
Là sinh viên mới ra trường, bạn nêu các kỹ năng nghề nghiệp liên quan đã phát triển được ở trường, công việc bán thời gian, tình nguyện, tự doanh hay các công việc cộng đồng… Hãy nhớ bổ sung các kỹ năng về tin học và các cơ sở truyền thông xã hội mà bạn thường dùng.
5
Kinh nghiệm nghề nghiệp và mật độ từ khóa
Các công việc được trả lương mà bạn từng làm, công việc thực tập và công việc tình nguyện đều được xem là kinh nghiệm công việc liên quan đối với người mới ra trường. Bạn đừng quên nêu cả tên công ty và ngày bạn bắt đầu các công việc đó.
Việc tăng mật độ các từ khóa trong phần “Kỹ năng nghề nghiệp” sẽ giúp hồ sơ của bạn dễ được tìm thấy, nhưng không nên làm dụng cách làm này. Theo các chuyên gia nghề nghiệp, mỗi từ/cụm từ khóa không nên vượt quá 4% tổng số từ trong lý lịch của bạn.
Viết lý lịch xin việc đầu tiên khi chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể sẽ là một công việc khó đối với bạn. Nhưng nếu bạn đi theo 5 bí quyết nói trên, trang giấy trống trơn trước mặt bạn sẽ dần được lấp đầy chữ, và bạn sẽ định vị được cho mình là một người chuyên nghiệp mới bắt đầu vào nghề, xứng đáng nhận được sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Leave a Reply