Vì sao lập trình viên thì hay dễ bị trầm cảm nhất?
“Hội chứng kẻ mạo danh” khiến lập trình viên tự thôi thúc cần phải làm việc chăm chỉ hơn để tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc dành thời gian viết code nhiều hơn, ngay cả khi đang… đi bộ, và nhận nhiều dự án hơn.
1
Ảo giác về một đối thủ ngang tay
Trong thuật ngữ khoa học nước ngoài gọi đây là “hội chứng kẻ mạo danh”. Điều này xảy ra khi những người làm lập trình (coder) luôn có cảm giác rằng những coder khác làm cùng đều thông minh hơn, tài năng hơn và giàu kỹ năng hơn họ. Bởi vậy, họ sống trong nỗi lo sợ rằng ai đó sẽ áp đảo hơn và thắng thế so với trí thông minh hay năng lực của mình. Càng ở những người lập trình viên có tay nghề thì ảo giác đó càng gia tăng bởi công việc của họ là lấy trí tuệ để chiến thắng trong cuộc đua về công nghệ số. Nữ giới làm lập trình có nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao hơn là nam giới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều lập trình viên nam cảm nhận thấy hội chứng này. Họ có xu hướng áp đặt tiêu chuẩn đặc biệt cao cho bản thân, thường gặp tại những môi trường làm việc đánh giá chéo. Viết phần mềm tương tự như việc bạn đang đóng góp sách vào một kho tài nguyên mở mà ai cũng có thể dễ dàng cóp nhặt được những tri thức của bạn.
“Hội chứng kẻ mạo danh” khiến lập trình viên tự thôi thúc cần phải làm việc chăm chỉ hơn để tốt hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc dành thời gian viết code nhiều hơn, ngay cả khi đang… đi bộ, và nhận nhiều dự án hơn.
2
Làm việc 60 tiếng/giờ
Những người làm lập trình luôn tự thôi thúc chính mình cần phải làm việc chăm chỉ hơn để tốt hơn bởi họ thực sự yêu thích công việc của mình đến mức không xem nó như một công việc để kiếm tiền mà đang dạo chơi với các ngôn ngữ lập trình. Điều đó đồng nghĩa với việc dành thời gian viết code nhiều hơn, ngay cả khi đang… đi bộ, và nhận nhiều dự án hơn.
Một công trình nghiên cứu của nhóm sinh viên trường đại học Stanford của Mĩ đã chứng minh kết quả không phải thời gian làm việc nhiều hơn sẽ khiến hiệu quả từ công việc lập trình cao hơn. Tuy nhiên, những lập trình viên lại không quan tâm tới cảnh báo đó mà trung bình họ vẫn làm việc 60 tiếng/giờ. Điều này làm gia tăng căn bệnh trầm cảm. Nhiều trưởng hợp do áp lực đối với công việc, người lập trình viên đã rơi vào tình trạng đột quỵ hoàn toàn về tinh thần. Bởi vậy, không phải cứ toàn tâm toàn ý vào công việc sẽ được mọi người đánh giá cao và thừa nhận năng lực xuất sắc của bạn.
Leave a Reply